THỦ TỤC XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH
Việt Nam đã và đang xuất khẩu đa dạng các loại thủy sản đông lạnh sang nhiều quốc gia trên thế giới. Dưới đây là một số thông tin về các loại thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và thị trường tiêu thụ chính:
- Tôm: các thị trường xuất khẩu chính Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc
- Mực: được ưa chuộng và nhập khẩu nhiều vào các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan EU, Trung Quốc, Hoa Kỳ
- Các loại cá: đa phần xuất khẩu đến các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, ASEAN, Nga, Hoa Kỳ, Canada, Brazil, Ai Cập
1. Chính sách xuất khẩu thủy sản đông lạnh
1.1 Các loài thủy sản đông lạnh được phép xuất khẩu
Tất cả các loại thủy sản đông lạnh đều được phép xuất khẩu, trừ một số trường hợp sau:
- Các loại thủy sản được liệt kê trong Danh mục cấm xuất khẩu:
- Cá mú (SEN): Cá song vân giun (Epinephelus undulatostriatus).
- Loại khác: Cá cháy (Tenualosa reevesii); Cá chày tràng (Ochelobius elongatus); Cá kẽm mép vảy đen (Plectorhinchus gibbosus); Cá ngựa bắc (Tor brevifilis)....
Danh mục cấm xuất khẩu được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 28/5/2019 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản. (https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/giay-phep-xnk/danh-muc-cac-loai-thuy-san-cam-xuat-khau-kem-theo-nghi-dinh-so-26-2019-nd-cp-va-bang-ma-hs-tai-muc-8-cua-phu-luc-i-ban-hanh-kem-theo-thong-tu-11-2021--491.html)
- Các loại thủy sản không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng:
- Hư hỏng, thối rữa.
- Nhiễm các chất độc hại, vi sinh vật gây hại.
- Không đảm bảo các chỉ tiêu về dư lượng hóa chất, kim loại nặng,... theo quy định của nước nhập khẩu.
1.2 Các loài thủy sản xuất khẩu không xin phép
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xuất khẩu không phải xin phép:
- Các loài thuỷ sản không có tên trong danh mục thủy sản cấm xuất khẩu được quy định rõ tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý, thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của CITES Việt Nam.
- Các loài thủy sản có tên nằm trong danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo thông tư này nếu như đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, khi xuất khẩu, đơn vị thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý, thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam.
- Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hàng hóa có tên trong danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch. Chính vì vậy, thủy sản đông lạnh xuất khẩu phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật.
2. Mã HS của các loại thủy sản đông lạnh
Mã HS (Harmonized System) của hàng thủy sản đông lạnh phụ thuộc vào loại sản phẩm cụ thể thuộc Chương 03 - Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống. Dưới đây là một số nhóm mã HS phổ biến cho các loại thủy sản đông lạnh:
- 0303 - Cá, đông lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04:
- 0304 - Phi-lê cá và các loại thịt cá khác (đã hoặc chưa xay, nghiền, băm), tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh:
- 0307 - Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật thân mềm hun khói, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; bột mịn, bột thô và viên của động vật thân mềm, thích hợp dùng làm thức ăn cho người:
- 0308 - Động vật thủy sinh không xương sống trừ động vật giáp xác và động vật thân mềm, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,...
3. Thủ tục xuất khẩu hàng thủy sản đông lạnh
Lưu ý: Thủ tục xuất khẩu hàng hóa có thể thay đổi theo thời gian, do vậy bạn nên tham khảo thêm thông tin chính thức từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc liên hệ với công ty dịch vụ xuất khẩu uy tín để được tư vấn cụ thể.
Dưới đây là các bước cơ bản trong thủ tục xuất khẩu hàng thủy sản đông lạnh:
3.1. Kiểm tra và xác định mã HS của mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu
- Một số trường hợp xuất khẩu hàng thủy sản cần xin giấy phép xuất khẩu, ví dụ như xuất khẩu cá tra sống.Trong trường hợp này doanh nghiệp cần nộp hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu tại Cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Doanh nghiệp cần xác định mã HS của mặt hàng thủy sản. Điều này giúp phân loại hàng hóa và cơ quan hải quan dựa vào đó để áp mức thuế suất phù hợp. Để tra mã HS nhanh chóng, doanh nghiệp có thể sử dụng website chính thức của Hải quan Việt Nam để xác định mã HS chính xác.
3.2. Chuẩn bị hàng hóa:
- Đảm bảo hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của nước nhập khẩu.
- Bao bì đóng gói sản phẩm phải đảm bảo an toàn, phù hợp với yêu cầu vận chuyển.
- Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan đến hàng hóa như: Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O), Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q), Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản,...
Lưu ý: Chứng nhận xuất xứ (C/O) khi xuất khẩu thủy sản đông lạnh
Giấy chứng nhận này không phải là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi. Ví dụ nếu xuất khẩu đi Thị trường các nước Asean là mẫu D (certificate of Origin Form D), thị trường Trung Quốc dùng form E, thị trường Mỹ dùng form B,...
- Bộ hồ sơ để xin cấp C/O khi xuất khẩu gốm sứ gồm:
- Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan
- Định mức sản xuất, quy trình sản xuất
- Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua...)
3.3. Kiểm dịch động vật thủy sản:
- Hàng hóa là sản phẩm động vật thủy sản nên cần được kiểm dịch động vật thủy sản trước khi xuất khẩu.
- Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản tại Chi cục Kiểm dịch động vật thủy sản nơi có hàng hóa.
- Các bước đăng ký kiểm dịch động vật khi làm thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh:
+ Chuẩn bị hồ sơ:
- Đơn khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu (mẫu 03 TS Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT): Mẫu đơn có thể tải về tại website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc Chi cục Kiểm dịch động vật thủy sản nơi có hàng hóa.
- Yêu cầu về vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có): Yêu cầu này có thể được lấy từ website của cơ quan quản lý kiểm dịch động vật của nước nhập khẩu hoặc liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao của nước nhập khẩu tại Việt Nam.
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa: Hóa đơn, hợp đồng mua bán, chứng từ vận tải,...
- Giấy tờ chứng minh chất lượng hàng hóa: Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q), kết quả kiểm nghiệm,...
- Giấy tờ khác: Giấy phép xuất khẩu (nếu có),...
+ Nộp hồ sơ:
- Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Kiểm dịch động vật thủy sản nơi có hàng hóa hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, thư điện tử, fax.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, thư điện tử, fax, doanh nghiệp cần scan hoặc chụp ảnh các giấy tờ trong hồ sơ và gửi đến Chi cục Kiểm dịch động vật thủy sản.
+ Chi cục Kiểm dịch động vật thủy sản thẩm định hồ sơ:
- Chi cục Kiểm dịch động vật thủy sản sẽ thẩm định hồ sơ trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm dịch động vật thủy sản sẽ cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản cho doanh nghiệp.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Chi cục Kiểm dịch động vật thủy sản sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết lý do và hướng dẫn bổ sung hồ sơ.
+ Nhận Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản:
- Doanh nghiệp có thể nhận Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản trực tiếp tại Chi cục Kiểm dịch động vật thủy sản hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, thư điện tử, fax.
Lưu ý:
- Doanh nghiệp cần đăng ký kiểm dịch động vật trước khi xuất khẩu hàng hóa.
- Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày cấp.
- Doanh nghiệp cần xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
3.4. Làm thủ tục hải quan:
- Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ khai báo hải quan xuất khẩu tại Cục Hải quan hoặc chi cục hải quan nơi có hàng hóa.
- Hồ sơ khai báo hải quan bao gồm: Tờ khai hải quan, Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói hàng hóa, Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản,...
3.5. Hoàn thiện thủ tục:
- Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy phép xuất khẩu (nếu có) và Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản.
- Doanh nghiệp có thể tiến hành xuất khẩu hàng hóa theo đúng quy định.
4 Lưu ý khi vận chuyển hàng thủy sản đông lạnh
- Nhiệt độ: Mỗi thiết bị làm lạnh đều có rải nhiệt độ khác nhau. Do đó, khách hàng cần cung cấp nhiệt độ yêu cầu chính xác để chúng tôi có thể set up nhiệt độ phù hợp, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho hàng hóa;
- Độ thông gió: Đảm bảo không khí trong thiết bị làm lạnh được lưu thông tốt nhất. Qua đó loại bỏ những mùi khó chịu từ hàng hóa, điều hòa độ ẩm, ngăn ngưng tụ hơi nước trên bề mặt hàng hóa và thiết bị làm lạnh.
Hãy liên lạc ngay với chúng tôi nếu bạn muốn được tư vấn về thuế xuất khẩu hoặc thủ tục xuất khẩu Thủy hải sản đông lạnh hay để nhận báo giá, dự toán thời gian vận chuyển
CÔNG TY TNHH CROSS LOGISTICS
Địa chỉ: Tầng 3 Tòa nhà Sabay, Số 5 Cửu Long, Phường 2, Tân Bình, HCMC , Việt Nam
Điện thoại: 028 3636 3519
Email: info@crosslog.net
Website: http://crosslog.net/
Facebook: https://www.facebook.com/CrossLogisitcs